Tư duy đảo chiều giúp bạn có cuộc đời khác biệt

Một thư viện mới xây ở Anh gặp vấn đề nan giải - làm thế nào để chuyển lượng sách khổng lồ sang thư viện mới? 

Khó khăn phát sinh, là để chuyển toàn bộ số sách khổng lồ đó, ước tính cần đến 3,5 triệu USD.

Nhiều đề xuất được đưa ra để giảm con số chi phí, tuy nhiên đều không khả thi. Tuy nhiên, sau đó, một thanh niên đã đưa ra ý tưởng được cho là đột phá: Thông báo rộng rãi về việc Thư viện cho mượn sách miễn phí, với điều kiện người mượn khi trả phải mang tới trả ở thư viện mới.

Thay đổi tư duy giữa việc "di dời sách" sang việc "cho mượn sách' đã giúp người thanh niên hoàn thành được nhiệm vụ tưởng chừng như không thể nào thực hiện được với một số tiền nhỏ hơn rất nhiều so với mức đề ra ban đầu.

Điều này cho thấy, những người có lối suy nghĩ khác nhau, tạo ra những kết quả công việc khác nhau.

Ảnh: cheapflights.

Ảnh: cheapflights.

Không phải tự nhiên mà người xưa đúc kết: "Người bình thường thay đổi kết quả, người ưu tú thay đổi nguyên nhân, người xuất chúng thay đổi cả mô hình".

Câu chuyện thứ hai

Tại Microsoft, nhân viên được phục vụ bữa trưa và bữa tối, trong đó số lượng người ăn trưa nhiều hơn tối, thế nên, đơn vị cung cấp bữa trưa luôn có lợi nhuận cao hơn bữa tối. Tuy nhiên, nhiều nhân viên phàn nàn rằng chất lượng bữa ăn trưa không tốt.

Giải pháp của Microsoft không phải là thay đổi đơn vị cung cấp bữa ăn trưa ngay lập tức như nhiều người nghĩ. Thay vào đó, họ làm khảo sát sự hài lòng từ nhân viên ba tháng một lần, với nội dung: "Bạn thích bữa trưa hay bữa tối hơn?".  Nếu phiếu bầu "bữa tối" có tỷ lệ cao hơn, họ sẽ đổi đơn vị cung cấp bữa tối lên bữa trưa.

Kể từ khi Microsoft triển khai hệ thống này, những nhà cung cấp trở nên đáp ứng thị hiếu của người ăn, đồng thời, sự hài lòng của nhân viên cũng tăng lên.

Trên thực tế, khi đối mặt với vấn đề này, suy nghĩ của những người bình thường sẽ là thay thế nhà cung cấp mới, hoặc trực tiếp yêu cầu nhà cung cấp hiện tại thay đổi chất lượng, nếu không sẽ thay thế.

Tuy nhiên, suy nghĩ của Microsoft khác biệt ở chỗ, họ đưa ra một cơ chế cạnh tranh, để cho đối thủ của nhà cung cấp giám sát, kích cầu, giúp cho dịch vụ được cung cấp tốt hơn.

Câu chuyện 3

Sáng sớm một ngày chủ nhật, trên một toa tàu điện ngầm ở New York, trong khi các hành khách đều ngồi im lặng, một người đàn ông bước vào, dẫn theo những đứa trẻ. Ngay khi xuất hiện, lũ trẻ chạy quanh, xô đẩy nhau, đánh cãi nhau, còn người đàn ông chỉ ngồi yên, mắt vô hồn. Mọi người bắt đầu tỏ ra bất mãn. Một người không chịu được quay ra nhắc nhở: "Anh vui lòng quản lý con cái của mình được chứ?"

Hẳn nhiên suy nghĩ của hầu hết những người trên toa tàu này là: Gã kia không biết dạy con ư, chúng thật hư, và cha chúng cũng chẳng ra gì! Tuy nhiên, sự việc lại đi theo hướng khác. Khi được nhắc nhở, người đàn ông ngước mắt lên nhìn, ánh mắt anh như thể vừa bàng hoàng tỉnh dậy từ một giấc mơ. Anh run rẩy nói: "Vâng, tôi nghĩ rằng tôi cần chăm sóc chúng. Mẹ của chúng vừa qua đời một tiếng trước, chúng tôi vừa rời khỏi bệnh viện. Tôi bất lực quá, và có lẽ lũ trẻ cũng đang như thế".

Đây không phải là chuyện hư cấu, mà là những gì mà Steven Covey - tác giả của cuốn "Bảy thói quen của những người có hiệu quả cao" từng trải qua, với vai trò của người lên tiếng đề nghị người bố giữ con im lặng. Cuốn sách của ông từng bán được gần 30 triệu bản, và Steven được đánh giá là một trong 25 người có ảnh hưởng nhất nước Mỹ.

Stephen đề cập đến trải nghiệm đó của mình: Mọi người có thể tưởng tượng được những gì tôi cảm thấy lúc đó không? Tôi tức giận bản thân, tôi trách móc sự ích kỷ của mình. Tôi hỏi anh ấy: "Vợ của anh vừa qua đời ư? Thật sự tôi rất xin lỗi anh. Tôi có thể làm gì cho anh lúc này?".

Từ ví dụ của mình, Stephen Covey nhận định, cái sai không phải là những gì đang diễn ra quanh bạn, mà sai là cách bạn tiếp cận và hiểu vấn đề. Trong đời thường, ta rất hay gặp những người hay những điều khó chịu. Người bình thường phản ứng bằng cách càu nhàu, phàn nàn, không chịu hiểu đối phương. Nhưng những người xuất sắc không phán xét mọi người theo cảm nhận bản năng, họ sẽ suy nghĩ từ quan điểm khác số đông, thông qua việc đặt câu hỏi: Tại sao anh ta làm thế? Tại sao việc đó lại xảy ra, có vấn đề gì ẩn giấu sau đó? 

Ba câu chuyện trên cho thấy một thực tế, tư duy khác biệt tạo ra kết quả khác biệt.

Vậy làm thế nào để trở thành một người có tư duy khác biệt? Câu trả lời chính là "Cần phải học cách thay đổi suy nghĩ của mình". Sự thay đổi suy nghĩ, đơn thuần là thay đổi cách hiểu vấn đề, điều đó được thông qua hai gợi ý:

1. Đọc nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn, đi du lịch nhiều hơn

Mỗi cuốn sách giống như bộ "chế độ tư duy". Càng đọc nhiều sách, bạn càng hiểu được nhiều chế độ tư duy khác nhau và càng dễ dàng có sự chuyển đổi tư duy.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với mọi người cũng là một cách để tương tác với các chế độ tư duy khác nhau. Càng biết nhiều người, bạn càng hiểu được những hạn chế trong chế độ tư duy của chính mình.

2. Đặt mình vào vị trí của người khác

Khi bạn tranh luận với ai đó, đây thực sự là một cơ hội tốt để "chuyển đổi tư duy". Cần phải đặt mình vào quan điểm của người khác để thuyết phục, thay đổi tư duy của bản thân. Việc đặt mình vào vị trí của người khác giúp bạn nhận ra rằng những gì bạn cố sống chết bảo vệ trước đây chỉ là quan điểm cá nhân bạn.

Thùy Linh (Theo Sohu)

FACEBOOK GIA PHÚ CƯỜNG

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0938920568 - 0938920568

Skype Yahoo
Zalo
Hotline tư vấn: 028. 38120594
Về đầu trang