Phân cấp hàng thủy tinh pha lê

Thủy tinh và pha lê được cấu tạo từ những thành phần tương tự nhau, chỉ khác nhau về tỷ lệ ô-xít chì trong thành phần chất. Những sản phẩm thủy tinh thường được giới hạn tỷ lệ ô-xít chì dưới 4%. Pha lê có hàm lượng chì từ 10-30%. Nồng độ chì cao giúp pha lê có chiết xuất cao hơn, vì thế độ tán sắc cũng cao khiến chúng trở nên lấp lánh. Pha lê được chia thành bốn loại: loại từ 4-5% chì, loại chứa 14% chì, dùng làm hạt đèn chùm, loại thứ ba chứa 24% chì, chất lượng cao dùng chế tạo các sản phẩm gia dụng. Loại thứ tư cao cấp nhất, chứa 31,76% chì, thường làm các vật trang trí như lọ hoa, ly, tách, gạt tàn…

Thị trường hiện có rất nhiều các mặt hàng thủy tinh, pha lê. Không chỉ phong phú các sản phẩm gia dụng như ly, tách, tô, chén… còn rất đa dạng các loại thủy tinh, pha lê trang trí, có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Tiệp (tên hiện tại là Cộng hòa Séc và Slovakia) của nhiều thương hiệu với nhiều chủng loại, mẫu mã. Các sản phẩm thủy tinh ít khi được khắc những họa tiết cầu kỳ, nhưng với pha lê cao cấp đây là những điều không thể thiếu. Do đó, giá của mặt hàng pha lê cao cấp phụ thuộc nhiều vào sự cầu kỳ và độ khó của các hoa văn. Sản phẩm càng nhiều họa tiết càng đắt tiền. Loại ly pha lê đắt nhất có tỷ lệ hoa văn trên toàn bộ bề mặt là 5/7 diện tích mặt ngoài của ly. Hơn nữa, các loại hoa văn này rất cầu kỳ như vàng đắp nổi, mạ vàng đắp sứ... giúp tôn lên sự sang trọng và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Giá của dòng sản phẩm pha lê, thủy tinh rất đa dạng, từ bình dân đến cao cấp, dao động từ vài chục ngàn đến chục triệu đồng/sản phẩm. Trong đó, giá hàng thủy tinh, pha lê của Việt Nam, Trung Quốc tương đương nhau, hàng Thái đắt hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng pha lê Tiệp thường có giá cao hơn 3 lần so với hàng Thái cùng loại. Sự chênh lệch này, theo anh Nguyễn Hùng Vỹ, trợ lý giám đốc công ty TNHH Pha lê C&C là do tính thẩm mỹ, chất lượng phôi, kỹ thuật mài... của sản phẩm. Những ly thủy tinh của Trung Quốc, Việt Nam hoặc Thái Lan miệng ly thường có viền, do được dán một lớp thủy tinh viền, để tránh cạnh sắc của mặt cắt có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nhưng các loại ly thủy tinh và pha lê của Tiệp thì miệng ly được cắt ngang và mài tròn, vừa có thể tránh nguy hiểm cho người sử dụng, vừa có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng khi cọ rửa...

Khi mua, người tiêu dùng nên xem kỹ từng sản phẩm, chọn loại có độ trong suốt, không có bọt, cấu trúc đều. Các sản phẩm chính hãng sẽ có 2 tem, 1 tem là tên hãng (tem chính hãng), tem còn lại ghi độ chì trong thành phẩm.

Bí quyết bảo quản đồ thủy tinh, pha lê

Ngâm ly tách thủy tinh, pha lê bằng dung dịch cồn 90 độ pha với nước ấm, sau đó rửa lại nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Đối với chai lọ thủy tinh: bạn hãy súc rửa chai bằng nước muối, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Đối với những vết bẩn cứng đầu hoặc những vết ố vàng bên trong thân chai, bạn có thể cho thêm một ít cát vào khi súc chai, những hạt cát sẽ giúp đánh bật những vết ố.

Mắt kính đeo bị mờ, bạn dùng một miếng vải nỉ mềm, thấm với cồn 90 độ và chà đều, kính sẽ sáng trong như mới.

Với mặt kính đồng hồ lâu ngày bị mờ, bạn lấy một miếng khăn mặt sạch, thấm một ít kem đánh răng rồi chà nhẹ, đều trên mặt kính, lau lại bằng khăn sạch cho đến khi mặt kính sáng, trong trở lại.

Riêng đối với các mặt hàng thủy tinh chịu nhiệt khi đun nấu, bạn phải đặt nồi lên miếng tản nhiệt, tránh đun nồi thủy tinh trực tiếp trên bếp gas sẽ khiến nồi dễ bị nứt, vỡ.

Sưu tầm

FACEBOOK GIA PHÚ CƯỜNG

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0938920568 - 0938920568

Skype Yahoo
Zalo
Hotline tư vấn: 028. 38120594
Về đầu trang