Loại thủy tinh nào thích hợp cho vật dụng gia đình?

Tại Việt Nam, do đồ thủy tinh vẫn chưa phổ biến lắm nên khá nhiều người tiêu dùng vẫn lầm tưởng các loại vật dụng này đều giống nhau và có thể sử dụng thoải mái trong lò vi sóng hay lò nướng.

Người Việt hiện nay vẫn khá dễ tính khi lựa chọn các dụng gia đình bằng thủy tinh. Cứ trông đẹp đẹp, sang sang mà giá lại mềm là mua. Có khi mua về vừa mang ra rửa đã thấy vỡ, có khi nghe tiếng nứt đôi lúc đang đun nấu hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là nổ trong lò vi sóng, có khi chả ai tác động gì - cái tô chỉ “tự nhiên” bể!?

Sự nguy hiểm của thủy tinh “tự nhiên” bể

Thủy tinh vốn là một loại chất rắn, trơ, hoàn toàn không thấm nước và không bị ăn mòn nên rất thích hợp làm các loại chén dĩa hay hộp bảo quản thức ăn. Không chỉ giúp đẹp mắt khi trình bày đồ ăn, đồ thủy tinh còn có khả năng giữ cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn khi cất trong tủ lạnh và cũng dễ dàng hơn khi tẩy rửa.

Tuy vậy, tại Việt Nam, do đồ thủy tinh vẫn chưa phổ biến lắm nên khá nhiều người tiêu dùng vẫn lầm tưởng các loại vật dụng này đều giống nhau và có thể sử dụng thoải mái trong lò vi sóng hay lò nướng. Và nếu chẳng may có vỡ, hay thậm chí nổ thì thường nghĩ chắc tại mình bất cẩn hoặc tại… “xui”!

Về cơ bản, chúng ta có 03 loại thủy tinh thường dùng làm vật dụng gia đình (xem bảng)

Nội dung

Thủy tinh chịu nhiệt

Thủy tinh cường lực

Thủy tinh thông thường

Khái niệm

Tỉ lệ giãn nở nhiệt thấp, có khả năng chịu được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ

Được làm lạnh đột ngột để tăng độ rắn chắc của bề mặt thủy tinh

Thủy tinh thông thường dùng làm các tấm kính dày, lọ thủy tinh, v.v…..

Thành phần chính

Silicic acid, borosilicate,…

Silicic acid, Soda oxidation,…

Công dụng chính

vật dụng nhà bếp, bình sữa em bé, …

vật dụng xây dựng,

đồ thủ công,…

Lò nướng

Sử dụng được

Không sử dụng được

Không sử dụng được

Lò vi sóng

Sử dụng được

Kiểm tra trên sản phẩm

Không sử dụng được

Đặc điểm khi vỡ

Vỡ thành từng mảng trong phạm vi hẹp.

Vỡ thành từng mảnh nhỏ, văng khắp nơi. Có nhiều trường hợp tự vỡ dù không có tác động.

Vỡ trong phạm vi hẹp.

Khả năng chịu nhiệt

Cao (500ºC)

280ºC

Thấp

Khả năng chịu sốc nhiệt

Trên 120ºC

120ºC

50ºC ~ 60 ºC

Tỉ lệ giãn nỡ

( Tỉ lệ giãn nỡ càng thấp càng tốt)

Thấp

Cao và nhanh

Cao và nhanh

Theo báo cáo tại Diễn đàn Thảo luận về “Phương án an toàn cho người tiêu dùng trong việc sử dụng vật dụng bằng thủy tinh” diễn ra ngày 11/08/2011 tại Hàn Quốc của Chuyên gia thủy tinh thế giới -  Tiến sĩ Andreas Kasper (Viện Nghiên cứu Hóa học, Trung tâm Nghiên cứu Herzogenrath Saint- Gobain, Đức) – vấn đề an toàn khi sử dụng đồ dụng thủy tinh gần đây cần được báo động. Theo Hiệp Hội người tiêu dùng Hàn Quốc (CISS), vào năm 2009 có 29 vụ tai nạn do sản phẩm làm bằng thủy tinh cường lực bị vỡ, năm 2010 đã tăng lên 34 vụ. Tại Nhật Bản, năm 1996 và 1999 ghi nhận được hai trường hợp đĩa thủy tinh tự phát nổ gây tổn thương nghiêm trọng nhãn cầu của hai học sinh. Từ năm 2009, Việt Nam cũng đã bắt đầu ghi nhận những trường hợp sản phẩm làm từ thủy tinh thường và thủy tinh cường lực tự vỡ.
 
Loại thủy tinh nào thích hợp cho vật dụng gia đình?
Thủy tinh thông thường/cường lực tự vỡ bể gây tổn hại đến sức khỏe người dùng

Thủy tinh thường và thủy tinh cường lực không thích hợp làm vật dụng gia đình

Bất chấp những khuyến nghị về an toàn của người tiêu dùng, để hạ giá thành, nhiều nhà sản xuất hiện nay vẫn dùng thủy tinh cường lực để làm vật dụng nhà bếp. Tiến sĩ Kasper nói rằng: “So với thủy tinh chịu nhiệt thì thủy tinh cường lực có độ bền vật lý và chịu va đập tốt hơn nhưng trong quá trình chế tạo có xuất hiện và bị lẫn nhiều tạp chất nên thủy tinh cường lực có nguy cơ tự vỡ rất cao”. Ông đã kết luận rằng: “Việc sử dụng nguyên liệu thủy tinh cường lực làm vật dụng đựng thức ăn thì không được khuyến khích.Thủy tinh chịu nhiệt an toàn, không có nguy cơ tự vỡ là sự lựa chọn thích hợp nhất cho vật dụng gia đình”.
 
Loại thủy tinh nào thích hợp cho vật dụng gia đình?
Bộ sản phẩm thủy tinh chịu nhiệt của Lock&Lock Glass an toàn cả khi sử dụng trong lò nướng hoặc lò vi sóng

Kính cường lực là kính thông thường được gia nhiệt đến điểm biến dạng (khoảng 6300C) và sau đó  nhanh chóng làm nguội bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính để làm đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính. Quá trình này đã làm tạo ra 1 lực nén lớn bên trong thủy tinh và năng lượng trong thủy tinh cũng được nén chặt lại. Nhờ vào quá trình này mà độ cứng, chịu va đập vật lý của thủy tinh cường lực cao gấp 3 lần thủy tinh thông thường , và độ bền nhiệt học cũng được cải thiện so với thủy tinh bình thường. Và đặc tính này đã giúp thủy tinh cường như là biện pháp tối ưu khi làm cửa kính cho các tòa nhà, kính bồn tắm đứng… Tuy vậy, trong quá trình làm tăng độ bền cơ học đã tạo độ nén lớn trong thủy tinh cường lực nên khi thủy tinh vỡ hoặc nổ tự phát, năng lượng bên trong được giải thoát sẽ tạo ra tiếng nổ lớn và mảnh vỡ do lực nén cũng sẽ bị văng ra khắp nơi.

Tiến Sĩ Kasper cũng cho biết vật dụng làm bằng thủy tinh cường lực  sử dụng ở nhiệt độ cao trong nhiều năm thì nguy cơ nổ tự phát sẽ rất cao: “Khác với thủy tinh dùng trong công nghiệp, vật dụng đựng thức ăn bằng thủy tinh thường có nhiều đường cong, góc cạnh  do đó việc xử lý độ bền cơ học cho đều các chỗ cũng khó hơn, vì vậy có nhiều nguy cơ bị phá vỡ cao hơn.”

Tạp chí “Consumer report” (Tạp chí người tiêu dùng uy tín nhất tại Hoa Kỳ) trong số báo tháng 1/2011 thông báo kết quả kiểm định mang tên gọi “Vật dụng thủy tinh bị vỡ” như sau: 02 sản phẩm thủy tinh cường lực và thủy tinh chịu nhiệt cùng được làm nóng đến nhiệt độ 400 độ C trong lò nướng, kết quả chỉ có thủy tinh chịu nhiệt là không bị vỡ.  Trước sự bể vỡ của vật dụng bằng thủy tinh cường lực ngày càng gia tăng , tạp chí “Consumer report” sau 1 năm tìm hiểu và nghiên cứu đã tiến hành cuộc kiểm tra này.

Sưu tầm

FACEBOOK GIA PHÚ CƯỜNG

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0938920568 - 0938920568

Skype Yahoo
Zalo
Hotline tư vấn: 028. 38120594
Về đầu trang