Hãy chọn giá đúng: 5 điều cần xem xét kĩ lưỡng khi định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp của bạn đạt lợi nhuận tối đa

 Dưới đây là năm điều bạn cần xem xét khi đặt giá cho sản phẩm của mình.

Hãy chọn giá đúng: 5 điều cần xem xét kĩ lưỡng khi định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp của bạn đạt lợi nhuận tối đa
 
 
 

Định giá sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ đưa ra khi ra mắt doanh nghiệp. Tuy nhiên đó cũng là một trong những quyết định bị lãng quên nhất. Nhiều doanh nghiệp dành hàng trăm giờ để thiết kế sản phẩm, trong khi đó lại không dành đủ thời gian để nghiên cứu về những điều cơ bản nhất của nền kinh tế.

Nó có vẻ như là một quá trình đơn giản, nhưng tác động kinh doanh là rất quan trọng.

Giá cả ảnh hưởng đến mọi thứ trong doanh nghiệp của bạn, từ tỷ suất lợi nhuận đến dòng tiền đến việc tuyển dụng. Do vậy điều quan trọng là phải suy nghĩ nghiêm túc. Người ta nói chỉ cần thêm một vài con số, hoặc định giá sau. Nghe có vẻ dễ dàng. Nhưng một khi đã bắt đầu tung ra thị trường thì giá cả không phù hợp có thể khiến bạn giảm lợi nhuận, tăng thách thức trong tương lai và thậm chí dẫn đến thất bại.

Không có công thức đơn giản nào để bạn tuân theo, vì vậy hãy chắc chắn xem xét một số chiến lược về giá cả đã được chứng minh dưới đây để xem có những gì bất thường. Đây là 5 điều bạn cần xem xét khi bắt đầu định giá cho sản phẩm.

1. Hiểu được giá trị của sản phẩm.

Cách tốt nhất để tìm hiểu giá trị cảm nhận của sản phẩm là phân tích thị trường, hay nói chuyện trực tiếp với khách hàng thông qua các nhóm tập trung hoặc khảo sát trực tuyến. Có hai con đường khác nhau để thực hiện, và bạn nên thử cả hai.

Đầu tiên là đưa ra một câu hỏi hỗ trợ, đại loại như: "Bạn sẽ nghĩ gì nếu chúng tôi đưa ra con số là X?". Thứ hai là đưa ra một câu hỏi mở như: "Bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho cái này?" Bạn có thể dùng linh hoạt 2 câu hỏi này để dần đưa khách hàng tới giá mục tiêu. Rồi từ từ khách hàng của bạn cũng sẽ đề cập đến túi tiền của họ.

Apple là một ví dụ tuyệt vời về điều này - các mẫu iPhone mới nhất của hãng được tích hợp các tính năng phổ biến với mức giá ban đầu thấp hơn so với thế hệ trước, tuy nhiên các mẫu mới ra thì lại đắt hơn năm ngoái. Từ dữ liệu đã có, Apple rõ ràng đã tin tưởng rằng khách hàng của họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho những đổi mới đó.

2. Nghiên cứu sự cạnh tranh

Giá trị không phải là tất cả. Bạn cũng phải biết đối thủ của bạn đang làm gì. Rốt cuộc, giá của họ cũng có thể ảnh hưởng đến giá của bạn. Hãy nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn; họ tính phí gì và sản phẩm của họ khác của bạn như thế nào? Giá của họ có thể cung cấp cho bạn dữ liệu cơ bản để bạn biết được số tiền mà khách hàng của bạn sẽ trả. Bạn có thể định giá thấp hơn để cố gắng thu hút một số khách hàng của họ hoặc nếu bạn coi mình là một thương hiệu xa xỉ, bạn có thể đặt giá cao hơn để báo hiệu chất lượng của bạn cao hơn.

Khi đánh giá đối thủ cạnh tranh, bạn đừng quên để ý đến những lựa chọn gần giống hoặc thay thế. Ví dụ: nếu công ty của bạn là Uber, thì Lyft là đối thủ của bạn, nhưng xe buýt đóng vai trò là một lựa chọn gần giống - một điều không nên bỏ qua khi xem xét cán cân giá cả.

Hãy chọn giá đúng: 5 điều cần xem xét kĩ lưỡng khi định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp của bạn đạt lợi nhuận tối đa - Ảnh 1.
 

3. Xác định chi phí

Khi bạn biết bạn đã chi bao nhiêu cho các sản phẩm, bạn đã có trong tay chi phí hòa vốn hoặc số tiền tối thiểu bạn phải bán sản phẩm để kiếm lại số tiền bạn đã đầu tư vào chúng.

4. Xây dựng mô hình giá cơ bản.

Trước khi định giá, bạn nên nghĩ tới trước một con số cơ bản để bạn có thể thấy được đa dạng các nhân tố góp phần vào lợi nhuận cuối cùng. Một mô hình giá cơ bản như sau:

(Giá - Chi phí) x Số lượng = Lợi nhuận.

Ví dụ, bạn muốn bán mũ. Chi phí để làm ra nó là 10 USD, và bạn không chắc nên bán với giá là 15 USD hay 20 USD. Ok, giờ hãy áp dụng 2 con số này để tính xem:

(15 USD - 10 USD) x Số lượng (20) = 100

(20 USD - 10 USD) x Số lượng (10) = 100

Nhìn vào hai lựa chọn đó, bạn sẽ phải bán gấp đôi số mũ 15 USD để đạt được lợi nhuận tương đương với mũ 20 USD. Nói cách khác, cách biệt chỉ 25% (từ 20 USD xuống còn 15 USD) có nghĩa là bạn cần tăng 100% (tăng gấp đôi) số lượng mũ phải bán. Đó là một sự khác biệt lớn, ngay cả với số lượng mẫu nhỏ của chúng tôi. Bạn có nghĩ rằng bạn có thể bán nhiều như vậy? Những nỗ lực có đáng không? Đúng là bạn có thể bán giá thấp hơn để có được người dùng, nhưng sau đó bạn phải có lợi nhuận và vẫn phải thu hút nhiều người mua hơn.

5. Chuyển qua con số hành vi

Cuối cùng, khi bạn có cho mình một phạm vi giá cả, hãy sử dụng trực giác của mình và chuyển sang "con số hành vi" như 99 USD hoặc 10USD để hoàn tất việc định giá. Điều đó có nghĩa là chú ý đến số tròn và không đánh giá thấp hiệu ứng "chữ số bên trái": Người tiêu dùng, người đọc từ trái sang phải, chú ý nhiều hơn đến chữ số đầu tiên họ nhìn thấy. Khi bạn thấy chữ số đầu tiên là 1, thì giá chung của mặt hàng có vẻ ít hơn nhiều so với nếu chữ số đầu tiên là 2, ngay cả khi giá chỉ cách nhau một xu hoặc một đô la. Hiệu ứng tổng thể của việc làm tròn lên đến một số tiền chẵn làm cho món đồ có vẻ đắt hơn.

Kinh tế và sức mạnh của giá cả.

Giá cả sản phẩm có thể làm nên sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu bạn đặt giá cao hơn mức mà khách hàng sẵn sàng chi, bạn sẽ mất doanh số. Nhưng, nếu bạn định giá quá thấp, bạn sẽ không kiếm được số tiền nhiều nhất có thể. Mức giá hợp lý là mức giá nằm đâu đó ở khoảng trung bình để có thể thu được nhiều nhất. Điều quan trọng là đừng định giá bản thân vào đường cùng. Tính linh hoạt là rất quan trọng, nếu không, bạn có thể thấy mình ở thế bất lợi trong việc cạnh tranh và không thể phản ứng nhanh. Kết hợp tất cả lại với nhau là một hình thức nghệ thuật, nhưng một khi bạn đã làm tốt, bạn sẽ có được một kiệt tác cho doanh nghiệp nhỏ của mình.

Theo Trí Thức Trẻ/ENT 

FACEBOOK GIA PHÚ CƯỜNG

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0938920568 - 0938920568

Skype Yahoo
Zalo
Hotline tư vấn: 028. 38120594
Về đầu trang