Đồ thuỷ tinh có thể độc hại

Người tiêu dùng không mấy ai hay biết thực chất về nguồn gốc, xuất xứ lẫn tính độc hại rất lớn của những sản phẩm đồ gia dụng thủy tinh có thể gây ra cho con người.

Cục quản lý chất lượng hàng hóa sản phẩm (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) đã từng khuyến cáo không nên sử dụng những loại cốc thủy tinh in hình hoa văn, hoạt hình với màu sắc rực rỡ, bởi đa số mẫu thử nghiệm đều cho những kết quả đáng báo động (sản phẩm chứa hàm lượng chì cao gấp nhiều lần). 

Trong nhiều đợt lấy mẫu xét nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy, hàng kém chất lượng ngoài thị trường là rất lớn, các mẫu lấy mang đi xét nghiệm đều cho kết quả có chứa hàm lượng độc tố chì (Pb), kim loại nặng cadimi (Cd) cao gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn tham khảo.

Thậm chí có mẫu chứa hàm lượng độc tố kim loại nặng Cd cực độc vượt mức cho phép đến hơn 600 lần; chứa hàm lượng Pb vượt mức cho phép đến gần 4.000 lần. 



Cẩn thận với những đồ thủy tinh màu sắc quá sặc sỡ, không rõ nguồn gốc. Ảnh: minh họa - Internet


Theo kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học, hàm lượng độc tố trong các sản phẩm thủy tinh khi được đưa vào cơ thể, lượng chì sẽ giải phóng ra các gốc tự do, thâm nhập vào các bộ phận, tích lũy trong xương, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu... gây nhiễm độc nặng.

Đặc biệt, nếu bị nhiễm chất độc Cd lâu dài, trẻ em có thể bị còi xương, chậm phát triển xương; người già bị loãng xương, thậm chí tử vong. Vì vậy, biện pháp tốt nhất hiện nay đối với người tiêu dùng là nói “không” với những sản phẩm thủy tinh có in hình, hoa văn, màu sắc rực rỡ bên ngoài, không ghi rõ xuất xứ nguồn gốc; không ghi rõ hàm lượng chì trên bề mặt và sản phẩm có giá thành quá rẻ. 

Quan tâm đến vấn đề này, Tiến sĩ Trần Hồng Côn, giảng viên khoa hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thì cho rằng, việc cảnh báo về một sản phẩm thủy tinh chứa chì vượt quá nhiều lần mức cho phép gây độc cũng cần phải rõ ràng.

Ông giải thích: Cần phân biệt rõ khi nào chì trong thủy tinh gây độc, khi nào không. Thủy tinh là dung dịch các oxit, khi nấu người ta có thể cho thêm chì oxit và như vậy chì sẽ chui vào trong mạng lưới nguyên liệu, trở thành hợp chất trơ và không thể thôi ra ngoài được nên không gây độc. Như trong thành phần của pha lê có tới 28% là chì nhưng lâu nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi và chưa ai nói có hại cả.

Chì sẽ chỉ gây độc khi người ta sử dụng nó trong nước sơn trang trí bên ngoài các đồ thủy tinh. 

Hợp chất chì được sử dụng trong trang trí đồ thủy tinh thường có hàm lượng rất lớn. Nó có khả năng thôi ra ngoài, khi gặp điều kiện thuận lợi và rất độc hại. 

Khi đưa vào cơ thể, lượng chì này sẽ giải phóng ra các gốc tự do, thâm nhập vào các bộ phận, tích lũy trong xương, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu... gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong.

Tiến sĩ Côn cũng cho biết, người tiêu dùng hoàn hoàn có thể nhận biết đồ thủy tinh chứa chì độc hại: Đó là những vật dụng được in sơn lòe loẹt đỏ, vàng, có ranh giới rõ ràng giữa nét sơn và nền thủy tinh.

Cách chọn đồ thủy tinh an toàn

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tự, đồ thủy tinh chứa nhiều chì (như ly, cốc...) khi gõ vào thường có âm thanh rất vang (tiếng coong coong) như tiếng hàng kim khí; trong khi sản phẩm thủy tinh nguyên chất thì không có âm như vậy.

Để đảm bảo sức khỏe, nên chọn sử dụng những sản phẩm thủy tinh trong suốt, không có lớp sơn bọc lòe loẹt ở ngoài bởi khả năng lớp tráng này nhiễm chì. Tốt nhất chỉ nên dùng hàng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hàm lượng chì (nếu có) trên bề mặt, tránh những đồ trông quá long lanh, được trang trí bắt mắt.



(Tổng hợp)

FACEBOOK GIA PHÚ CƯỜNG

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0938920568 - 0938920568

Skype Yahoo
Zalo
Hotline tư vấn: 028. 38120594
Về đầu trang